Chè lam có nguồn gốc từ thời Minh Mệnh thứ 16 (khoảng những năm 1835). Vào thời đó chè Lam thường được nấu để tiến vua, về sau dân gian nấu chè Lam vào mỗi dịp lễ Tết để cúng tổ tiên và mừng gặp mặt ngày đầu xuân năm mới. Ngày nay chè Lam được sử dụng như một món quà để ăn chơi và biếu tặng.
Muốn làm chè lam cần chuẩn bị nguyên liệu: Hạt lúa nếp, gừng, đường và không thể thiếu mật mía. Hạt lúa nếp được ví như “hạt ngọc trời” mang trong mình những tinh hoa quý giá của thiên nhiên. Những hạt lúa nếp được ngâm, ủ và rang xong chỉ loại lớp vỏ trấu bên ngoài, mà vẫn giữ nguyên lớp vỏ lụa cám nguyên chất ở bên trong, rồi nghiền nhỏ thành bột mịn để làm bánh. Chính vì còn lớp vỏ lụa cám đó mà món Chè lam trở thành món đặc sản quý giá có lợi cho sức khoẻ người dùng.
Ngày xưa chè lam để cả một khối lớn được bọc kín, khi nào ăn mới cắt từng thỏi ra. Ngày nay chè lam được đóng bao bì cẩn thận nên bảo quản được lâu và là món quà để những người con xa xứ mang đi tặng bạn bè muôn phương.
Cắt miếng chè lam màu nâu nhạt, ăn dẻo thơm, vị cay the của gừng, ngọt dịu của mật mía, nhâm nhi cùng trà nóng thật thú vị. Nhâm nhi miếng chè Lam bên ấm trà nóng ngày đầu năm gặp mặt với những câu chuyện thân mật thật hạnh phúc biết bao!
Bảo Minh sử dụng công nghệ nấu hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên công thức và nguyên liệu truyền thống, nên sản phẩm chè lam vẫn luôn thơm ngon đúng vị Hà Thành cổ xưa.