Theo tương truyền thế kỷ XVII, cung phi của Chúa Trịnh Tráng đứng ra dạy người dân làng Đường Lâm cách trồng Mía nấu kẹo. Vị ngọt của nguyên liệu đường từ cây Mía đã được nhân dân sáng tạo ra các loại kẹo như: kẹo lạc, kẹo vừng. Sự kết hợp giữa đường và lạc vừng kết dính tạo thành các thanh kẹo, và đây cũng chính là món lương thực bổ dưỡng để tiếp tế cho quân đội chống lại giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, để biết ơn bà, cha ông chúng ta đã tôn bà là “Bà Chúa Mía”, và được thờ tại Chùa Mía – Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây.
Sau này, nhiều nơi đã được nhân rộng sản xuất các loại kẹo lạc vừng này và nó đã trở thành món quà nhắc về quê hương, về nét văn hóa của người Việt, món quá ý nghĩa cho những vị khách phương xa đặt chân đến Việt Nam.
Bảo Minh đã nghiên cứu và đưa máy móc thiết bị vào thay cho đôi bàn tay ngừoi thợ, để cho ra những chiếc kẹo vàng óng, chất lượng cao hơn, đồng đều hơn với độ ngọt vừa phải hơn, nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng