Cảm ơn cô thầy ; những người lái đò tận tuỵ đưa con chữ sang sông

Kho tàng tri thức của vũ trụ này là vô tận, và những người làm nghề giáo đóng vai trò là cầu nối giữa thế hệ hiện tại với kiến thức quý báu của thế hệ cha ông đã đúc rút được qua hàng vạn năm lịch sử. Họ được ví như “cây thông trên sườn núi, bông hoa giữa rừng sâu thẳm, lặng lẽ toả hương thơm, tô sắc, dâng hiến cả trí tuệ và sức lực cho đời”.

p33cam on co thay nhung nguoi lai do tan tuy dua con chu sang song 1

Từ ngàn xưa, nghề dạy học luôn được tôn trọng và tôn vinh bậc nhất trong xã hội

Trong mọi thời đại, từ trong tâm niệm của người thầy luôn xác định được nghề dạy học là một nghề cao quý và thiêng liêng. Người làm nghề giáo phải là những người chuẩn mực về đạo đức, có nhân cách và tâm hồn đẹp, biết cách truyền đạt lại tư tưởng, tình cảm và tri thức của mình đến thế hệ học trò.

Nếu bạn làm sai một sản phẩm nào đó, bạn có thể làm lại, nếu kế hoạch kinh doanh của bạn chưa đúng, bạn cũng có thể sửa sai, nhưng nghề dạy học lại không cho phép điều đó. Sản phẩm làm ra của người thầy chính là “con người”, là “tương lai”, là “lịch sử nhân loại”, chính vì vậy, nghề dạy học không bao giờ được phép tạo ra những “sản phẩm” lỗi, để rồi sản phẩm đó trở nên vô dụng.

p33cam on co thay nhung nguoi lai do tan tuy dua con chu sang song 8

Như Giáo sư Nguyễn Văn Lê từng viện dẫn lời một nhà tư tưởng nói về nghề dạy học: “Nếu người thợ kim hoàn làm hỏng một đồ vàng bạc thì anh ta có thể đem ra nấu lại. Nếu một viên ngọc quý bị hư thì có thể phá bỏ… Làm hư một con người là một tội lớn, một lỗi lầm lớn không thể nào chuộc được”. Vì vậy, công việc của nhà giáo đòi hỏi người thầy phải hết sức cẩn trọng, khoa học và hết sức nghiêm túc. Nghiêm túc từ cái tâm sáng để tạo ra nhân cách lớn, nghiêm túc từ tri thức để tạo ra sự vĩ đại và nghiêm túc với chính bản thân mình để tạo ra những con người đáng kính và cao quý.

Tuy những cống hiến của người thầy là những “chiến công thầm lặng”, không được đăng báo, không có huân chương, song không ai có thể phủ nhận được công lao không gì sánh kịp của những “kỹ sư tâm hồn” – nghề được cả xã hội tôn vinh, gửi gắm cả thế hệ tương lai của đất nước.

p33cam on co thay nhung nguoi lai do tan tuy dua con chu sang song 2

Không được đăng báo, không có huân chương, song không ai có thể phủ nhận được công lao của các thầy cô giáo.

Trong lịch sử dân tộc Việt đã lưu danh rất nhiều những tấm gương sáng trong nghề giáo, lưu danh những người có cốt cách thanh cao, không bị cám dỗ bởi danh vọng, tiền bạc. Niềm tự hào của dân tộc ta không thể không nhắc đến hình ảnh của nhà giáo đầu tiên vào thế kỷ XV là bà Ngô Chi Lan, quê Phù Lỗ, Kim Hoá, Sóc Sơn đã được vua Lê Thánh Tông mời vào cung dạy học. Thầy Đỗ Năng Tế là thầy giáo của hai Bà Trưng – những phụ nữ đầu tiên của dân tộc dựng cờ khởi nghĩa, chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Các thầy Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Thiếp, Lê Đình Diên, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Sinh Sắc… đều là những tấm gương tiêu biểu về nhân cách ngời  sáng của người thầy mẫu mực, tài giỏi, ngay thẳng, cương trực, không màng danh lợi.

p33cam on co thay nhung nguoi lai do tan tuy dua con chu sang song 3

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc hiếu học, có truyền thống tôn sư trọng đạo cao đẹp được lưu truyền từ ngàn đời

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc hiếu học, có truyền thống tôn sư trọng đạo cao đẹp được lưu truyền từ ngàn đời. Truyền thống tốt đẹp ấy được thể hiện bằng những kết quả đạt được, tình cảm, sự tôn trọng, yêu mến và tỏ lòng biết ơn, trân kính của học trò tới các thầy, cô giáo, được đút kết thành tục ngữ, thành ngữ xuyên suốt chiều dài lịch sử như: “Không thầy đố mày làm nên”; “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Vì vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam (hay ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 không chỉ là dịp để Ngành Giáo dục tôn vinh những “người lái đò trên dòng sông tri thức”, mà còn là dịp để xã hội có dịp tri ân, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô đáng kính, đã và đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao cả, tạo ra một thế hệ tương lai có đủ 3 chữ “Tâm, Tài, Tầm”.

p33cam on co thay nhung nguoi lai do tan tuy dua con chu sang song 5

p33cam on co thay nhung nguoi lai do tan tuy dua con chu sang song 6

p33cam on co thay nhung nguoi lai do tan tuy dua con chu sang song 7

Hãy dành tặng cô thầy những món quà ngọt ngào của Bảo Minh thay cho lời muốn nói…

Trong “ngày hội của nhà giáo Việt Nam”, ngoài những món quà như: hoa, sổ, bút, khăn, áo… hàng năm chúng ta vẫn thường mua tặng cô thầy, hãy thử thay đổi một chút với một món đồ hand made, một bữa ăn nhẹ do chính mình vào bếp nếu bạn đủ khéo tay, hoặc một hộp bánh kẹo đủ loại của Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh như: bánh chả, kẹo lạc, chè lam, bánh pía, bánh cốm phủ dừa… ngọt ngào, pha một ấm trà sen, trà nhài thơm ngát hương, cùng ngồi ôn lại chuyện xưa với cô thầy, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ trong cuộc đời, thay cho lời cảm ơn sâu sắc nhất từ trong tâm tới thầy cô giáo – những người lái đò tận tuỵ, dành cả cuộc đời đưa con chữ sang sông.

p33cam on co thay nhung nguoi lai do tan tuy dua con chu sang song 4

… gửi tới những người lái đò tận tuỵ, dành cả cuộc đời để đưa con chữ sang sông.