Bánh chả là một trong những món ăn gắn với tuổi thơ của biết bao con người dân đất Hà Thành. Và một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc chính là: “Hạn sử dụng của bánh chả trong bao lâu?. Vậy hôm nay, Bảo Minh sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi về hạn sử dụng của bánh chả nhé.
Bánh chả Hà Nội – Món ngon truyền thống
Mặc dù không rõ từ khi nào bánh chả đã xuất hiện, nhưng có tin đồn rằng từ lâu trên các phố phường Hà Nội đã có những gia đình chuyên sản xuất và bày bán loại bánh thơm ngon này.
Bánh chả lá chanh đã thu hút sự thích thú của thực khách nhờ màu vàng ươm giòn tan cùng hương thơm đặc trưng từ những hương liệu truyền thống. Món ăn này tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo không thể chối từ, đặc biệt là vào mỗi độ sang thu.
Nguyên liệu sử dụng để làm bánh chả tương đối tương đồng với nguyên liệu sử dụng để làm bánh nướng Trung Thu, nhưng có phần đơn giản hơn nhiều. Theo những người dân gốc Hà Thành, trước đây, bánh chả được chế biến bằng cách tận dụng phần nguyên liệu dư thừa sau khi làm bánh nướng Trung Thu.
Phần nguyên liệu để làm bánh chả chỉ bao gồm bột mì, bột nếp, mỡ lợn, đường kính, muối tinh và đặc biệt không thể thiếu lá chanh. Tất cả các thành phần này kết hợp tạo thành một nhân béo ngậy, thơm ngon, được gói gọn bên trong lớp vỏ giòn rụm vàng ươm làm từ bột mì.
Tuy nhiên, do không yêu cầu quá nhiều nguyên liệu phức tạp nên để có được những chiếc bánh chả Hà Nội thơm ngon chuẩn vị thì tất cả các nguyên liệu đều phải được lựa chọn cẩn thận và có chất lượng tốt.
Việc thưởng thức bánh chả được ngon và trọn vị nhất là khi được kết hợp cùng với trà xanh. Trong những ngày tiết trời thu se se lạnh, ngồi thưởng thức một tách trà nóng, cắn một miếng bánh chả giòn rụm, thì không có gì tuyệt vời hơn.
Bí quyết làm bánh chả Hà Nội
Có thể nói rằng lá chanh là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bánh chả, nếu không có lá chanh thì sẽ không thành bánh chả. Lá chanh được sử dụng cần là lá bánh tẻ, tươi vừa mới được hái. Bởi lá chanh nếu để lâu, thì tinh dầu sẽ bị bay mất.
Cũng cần phải chú ý gia giảm lá chanh sao cho vừa đủ bởi nếu cho quá nhiều thì có thể tạo ra vị đắng do tinh dầu quá nhiều, ảnh hưởng đến hương vị của bánh. Bên cạnh lá chanh, mỡ phần cũng là nguyên liệu không thể thiếu. Để bánh được ngậy thơm và giòn thì nên chọn mỡ thăn.
Sau khi rửa sạch, mỡ được luộc chín và vớt ra, sau đó ngay lập tức sẽ được nhúng vào nước đá. Tiếp theo, mỡ sẽ được để ráo và thái thành hạt lựu. Mỡ sau khi thái hạt lựu sẽ được ướp cùng với đường trắng cho đến khi mỡ chuyển sang màu trong, ngấm đều đường. Sau đó mới đem các nguyên liệu khác thêm vào và trộn đều để tạo thành hỗn hợp nhân.
Bột làm vỏ bánh cần được nhào đều, mịn và ủ trong một khoảng thời gian nhất định để đạt được độ lên men cần thiết, tạo ra những chiếc bánh với độ giòn và xốp. Sau khi quá trình ủ hoàn thành, bột được trải ra thành một lớp mỏng và hỗn hợp nhân được đặt vào trung tâm. Sau đó, cuộn bột thành hình ống và sử dụng dao để cắt thành các miếng nhỏ có kích thước tương đương với hai đốt ngón tay. Tiếp theo, bánh được xếp đều lên khay và đặt vào lò nướng.
Trong quá trình nướng bánh chả, việc khó nhất có lẽ là điều chỉnh nhiệt độ nướng sao cho bánh có màu vàng ươm và độ giòn tan. Nếu nướng quá ít thời gian, vỏ bánh có thể bị cứng và dễ bị ỉu. Ngược lại, nếu nướng quá lâu, bánh có thể trở nên khô và mất đi hương vị béo ngậy của lớp nhân bên trong.
Những chiếc bánh chả có hương vị ngon hoàn hảo là khi mang trong mình hương thơm đặc trưng của lá chanh, vị béo ngậy từ mỡ đường và độ giòn rụm của lớp vỏ bên ngoài. Những yếu tố này tạo nên một sự kết hợp mà ai đã từng thưởng thức cũng khó quên.
Hạn sử dụng của bánh chả
Hạn sử dụng của bánh chả thường dao động trong khoảng 180 ngày, tùy thuộc vào xưởng sản xuất, thành phần và cách đóng gói của bánh, cũng như điều kiện bảo quản.
Để có thể thưởng thức hương vị tốt nhất của bánh chả, hãy tuân thủ các hướng dẫn sau đây:
- Kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua: Nên kiểm tra hạn sử dụng được in trên bao bì của sản phẩm bánh chả. Nếu bánh có xuất hiện mùi lạ hay có hiện tượng bị mốc thì hãy bỏ đi ngay lập tức. Không nên sử dụng hay ăn bánh chả khi đã hết hạn sử dụng.
- Tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp: Bảo quản bánh chả ở nhiệt độ thường hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh. Nên để bánh ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Đóng gói kín: Để có thể thưởng thức bánh được trọn vẹn hương vị, bạn nên sử dụng bánh ngay sau khi bóc bao bì. Nếu không sử dụng hết, bạn nên sử dụng túi nilon hay túi zip bọc kín bánh lại để ngăn không cho không khí cũng như độ ẩm tiếp xúc trực tiếp với bánh.
Vậy trên đây Bảo Minh đã giải đáp cho các bạn thắc mắc về hạn sử dụng của bánh chả. Đừng quên nhé!
Bánh chả Bảo Minh – Hoà mình vào thế giới hương vị
Khi nhắc đến những địa chỉ nổi tiếng về bánh chả Hà Nội thơm ngon, không thể không nhắc đến thương hiệu Bảo Minh. Bảo Minh là một trong những thương hiệu hàng đầu về bánh chả Hà Nội tại Việt Nam, được rất nhiều người biết đến và yêu thích.
Tại Bảo Minh, bánh chả được biết đến với hương vị thơm ngon và mang đậm nét truyền thống. Bánh được chế biến từ những nguyên liệu khá đơn giản như bột mì, mỡ đường, lạp xưởng, hạt điều và đặc biệt không thể thiếu lá chanh. Khi được kết hợp với nhau, tất cả tạo nên một lớp nhân bùi bùi, thơm ngon đậm đà. Lớp vỏ bánh có độ giòn rụm, mỗi khi cắn một miếng, phần nhân ngọt bùi lại như tan chảy trong miệng. Mặc dù những chiếc bánh chả không có hình thức quá cầu kỳ nhưng hương vị của chúng thật sự tuyệt vời và đáng để thưởng thức.
Địa chỉ: 12 Hàng Than, Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội
SĐT: 0936 445 616