Nét đẹp trong đám cưới hiện đại mang hương vị truyền thống

Điểm khác biệt giữa đám cưới hiện đại và đám cưới truyền thống

Đám cưới truyền thống

Có thể nói nghi lễ cưới hỏi của người Việt nói riêng và người Á Châu nói chung thường khá phức tạp. Từ “lễ cưới” được người Việt ta gọi là “hôn lễ”, theo nghiên cứu từ “hôn” tức có nghĩa là chiều hôm, nên theo phong tục xưa người ta thường làm lễ cưới vào buổi chiều tối.

Việc cưới hỏi vốn được coi là việc trọng đại của cả đời người, nên những nghi lễ trước khi tiến đến lễ cưới, người Việt xưa sẽ phải trải qua sáu lễ chính phải thực hiện, bao gồm: Lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp tệ, lễ thỉnh kỳ và lễ thân nghinh.

Mỗi nghi lễ đều mang một ý nghĩa khác nhau như: lễ vấn danh là lễ nhà trai cho người sang nhà gái hỏi ngày sinh tháng đẻ để xem tuổi hai người có hợp nhau không (người xưa rất chú trọng điều này), lễ nạp tệ là lễ nhà trai nạp đồ sính lể cho nhà gái, minh chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, lễ thân nghinh là lễ cuối, vào đúng giờ họ nhà trai mang lễ đến để rước “ý trung nhân” của mình về với tổ ấm.

Nét đẹp trong đám cưới hiện đại mang hương vị truyền thống

Nghi lễ cưới hỏi của người Việt nói riêng và người Á Châu nói chung thường khá phức tạp

Trong nghi lễ cưới hỏi thời xưa còn có tục lệ gọi là “thách cưới”, nhà gái sẽ là những người yêu cầu/ đòi nhà trai phải đáp ứng với số lượng lớn thường là cau trầu, rượu, gạo, bánh trái, heo đồ trang sức, y phục cho cô dâu và một khoản tiền mặt.

Ngày cưới, người ta sẽ chọn “giờ hoàng đạo” để đi đón dâu, thường là vào buổi chiều, có nơi còn đi vào buổi tối. Dẫn đoàn sẽ là một cụ già lớn tuổi nhất trong làng, được dân làng kính nể, tôn trọng nhất một phần vì quan niệm “kính lão đắc thọ”, một phần vì trưởng đoàn là người có tư cách, địa vị xã hội, đồng nghĩa với việc tiếng nói của những người này sẽ có trọng lượng hơn.

Ở miền Bắc Việt Nam xưa, trong thời gian chờ cô dâu về, nhà trai sẽ chuẩn bị sẵn một lò than đốt hồng đặt trước cửa. Ý nghĩa của việc này là khi cô dâu bước vào nhà, lửa hồng sẽ thiêu rụi mọi tà ma ám quẻ, đốt vía những kẻ độc mồm độc miệng nói những điều không hay về cô dâu trên đường về nhà chồng. Sau đó sẽ tiến hành làm lễ tơ hồng, lễ “nhị hỷ” hoặc “tứ hỷ” (vợ chồng về thăm cha mẹ vợ sau 2 hoặc 4 ngày cưới, đem theo lễ chay hoặc lễ mặn về cúng gia tiên, báo với tổ tông, cha mẹ, xóm làng việc cưới hỏi đã xong xuôi, hoàn toàn viên mãn).

Đám cưới hiện đại

Trong đám cưới ngày nay nhìn chung mọi thứ đều được giản lược, tiện lợi hơn, giảm bớt gánh nặng và lễ nghi rườm rà không cần thiết cho cả hai họ.

Trình tự tiến đến lễ cưới của người Việt Nam ngày nay tuỳ theo vùng miền mà có những tên gọi khác nhau, nghi lễ có thể thêm bớt khác nhau, nhưng tựu lại thì sẽ có những điểm chung bao gồm: Đăng ký kết hôn, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ xin dâu, và lễ rước dâu

Lễ cưới ngày nay có những nét văn minh hơn thể hiện qua việc đăng ký kết hôn. Trước khi ký vào giấy đăng ký kết hôn, người làm thủ tục hành chính sẽ hỏi lại một lần xem cuộc hôn nhân đó là tự nguyện hay bị ép buộc, không còn chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, mà mỗi cá nhân đều có quyền tự quyết với hạnh phúc của chính mình.

Lễ dạm ngõ nhà trai sẽ đem lễ sang, đồ lễ bắt buộc có đầy đủ trầu cau, rượu, chè, bởi theo quan niệm dân gian thì “miếng trầu là đầu câu chuyện”, không có cau trầu nghĩa là không có lễ.

Nét đẹp trong đám cưới hiện đại mang hương vị truyền thống

Trong đám cưới ngày nay nhìn chung mọi thứ đều được giản lược, tiện lợi hơn

Lễ Ăn hỏi hay còn gọi là lễ vấn danh, lễ này nhằm mục đích xác định rằng cô gái đã nhận lễ của nhà chàng trai tức là đã có nơi có chốn. Sau ngày lễ này sẽ có tục báo hỉ, chia trầu. Nhà gái sẽ lấy một phần trong số các lễ vật nhà trai mang sang để chia cho các gia đình họ hàng, bạn hữu, mỗi người một ít để mọi người cùng sẻ chia niềm vui với cô dâu tương lai.

Lễ cưới hay lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ ngày lành tháng tốt để về chung một mái nhà, cùng nhau làm ăn, vun vén hạnh phúc đôi lứa.

Sau đó sẽ là lễ xin dâu và rước dâu, trong hai lễ này cô dâu và chú rể sẽ phải trình báo trước bàn thờ gia tiên nhà gái, sau đó vợ chồng cùng bưng trà, mời thuốc bố mẹ, họ hàng, cha mẹ cô dâu sẽ tặng quà cho con gái mình gọi là “của hồi môn”.

Giữ gìn nét đẹp trong văn hoá người Việt với đám cưới hiện đại mang hương vị truyền thống

Có thể thấy đám cưới hiện đại đã được giản lược hơn một cách văn minh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, có những giá trị văn hoá truyền thống là không thể thay thế, thiếu một thứ cũng là thiếu. Vì vậy, người ta hướng đến sự giao thoa của hai giá trị văn hoá giữa truyền thống và hiện đại.

Đó là lý do vì sao trong mâm tráp ăn hỏi chưa khi nào thiếu cau trầu, rượu thuốc, bánh cổ truyền như bánh cốm, bánh phu thê… Trong đó, ngoài trầu cau, rượu thuốc thì bánh trái luôn là thứ được nhiều người mong đợi nhất.

Hai loại bánh mang hai hình dáng khác nhau, một vuông, một tròn, tượng trưng cho đất trời hoà hợp, cho ngày “long phụng sum vầy”, mong ước sau này vợ chồng sẽ sinh được một cô cậu nhóc đáng yêu, kháu khỉnh “mẹ tròn con vuông”.

Nét đẹp trong đám cưới hiện đại mang hương vị truyền thống

 Có những giá trị văn hoá truyền thống là không thể thay thế như bánh cốm, bánh phu thê, trầu cau, rượu, thuốc…

Mang nhiều ý nghĩa trong ngày lễ vu quy, hai loại bánh này còn được trông đợi bởi ai cũng tò mò muốn biết xem bên trong những chiếc hộp giấy vuông kia là chiếc bánh cốm, bánh phu thê sẽ như thế nào, liệu có ngọt bùi như tình yêu đôi lứa có mềm mại như đôi bàn tay nàng dâu đảm mới về nhà chồng còn nhiều bỡ ngỡ, lắng lo thoáng qua trên đôi mắt?

Nếu ai đó đã từng trải qua khoảnh khắc bóc chiếc bánh cốm thơm lành, hít hà tham lam cho đầy căng lồng ngực mùi hương của lúa mới, hay ngồi mân mê chiếc bánh phu thê căng phồng màu đỏ gấc đến quên cả thời gian, mới thấu hiểu được vì sao hai loại bánh này lại được mong đợi nhiều đến vậy.

Bánh kẹo truyền thống Bảo Minh – Cho ngày vu quy thêm thắm tình đôi lứa

Với các cặp uyên ương chuẩn bị về chung một mái nhà, thì những sản phẩm bánh kẹo truyền thống của Bảo Minh sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Các sản phẩm bánh kẹo của Bảo Minh đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhưng vẫn lưu giữ trọn vẹn được hương vị truyền thống Việt, ngay cả về hình thức các loại bánh cưới hỏi cũng được giữ lại nguyên bản. Đặc biệt là với sản phẩm bánh cốm Bảo Minh có hạn sử dụng dài nhất trên thị trường, cho bạn thêm thời gian để thoải mái sắp xếp công việc, cũng như chia quà cho họ hàng sau lễ hỏi mà không lo bị hỏng.

Ngoài cung cấp các sản phẩm bánh kẹo, Bảo Minh còn cung cấp thêm dịch vụ về cưới hỏi trọn gói như làm tráp, đội ngũ bê/ đỡ tráp… theo yêu cầu của khách hàng, cho ngày vui thêm vẹn tròn, hạnh phúc.

Thông tin chi tiết liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH
Địa chỉ: Lô B2-3-3a, khu công nghiệp Nam Thăng Long, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0906 874 464
Số điện thoại: 0243 719 2355
Email: banhkeobaominh@gmail.com
Website: https://banhbaominh.com/