Bánh cốm & nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi của người Việt

Trầu cau

Bánh cốm - nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Ông cha ta vẫn thường nói rằng: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Có lẽ bởi vậy mà trong mâm tráp cưới hỏi của người Việt ta, trầu cau luôn có trong danh sách những lễ vật quan trọng. Từ xưa, hình ảnh trầu cau đã xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, dân gian, tượng trưng cho tình yêu chung thủy, cho hạnh phúc lứa đôi. Miếng trầu têm cánh phượng hòa quyện với vôi trắng sẽ tạo ra màu đỏ hồng như mong ước một tình yêu vợ chồng luôn sắt son, bền chặt.

Trái cây

Bánh cốm - nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Nhìn những màu sắc của các loại trái cây trong tráp cưới hỏi khiến mỗi người đều cảm nhận được sự tươi mới và dâng tràn hạnh phúc. Những thức quà từ thiên nhiên ấy có mặt trong lễ cưới hỏi với ngụ ý mong cho đôi vợ chồng sẽ luôn ngọt ngào, tươi mới và tình cảm luôn dạt dào như vừa mới yêu.

Bánh phu thê

Bánh cốm - nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Tên gọi của nó đã nhằm khẳng định đây là một loại bánh dành cho lễ cưới hỏi. Hai từ phu thê trong tiếng Hán nghĩa là “vợ chồng”, thể hiện cuộc sống gia đình hạnh phúc, viên mãn. Chiếc bánh phu thê có 2 phần, phần vỏ và phần nhân như tượng trưng cho chồng và vợ. Phần vỏ bên ngoài ôm trọn lấy phần nhân béo ngậy của đậu xanh và thơm nức của dừa như người chồng luôn ở bên che chở và bảo vệ cho người phụ nữ của cuộc đời mình. Bánh phu thê chính là biểu trưng cho sự hòa hợp, thủy chung của hai vợ chồng.

Bánh cốm

Nhắc đến bánh cốm người ta nghĩ ngay đến những gì tinh túy nhất và những gì thuộc về nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Bởi vậy, bánh cốm trở thành lễ vật không thể thiếu trong mâm tráp cưới hỏi của người Việt.

Bánh cốm - nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Bánh cốm – lễ vật không thể thiếu trong mâm tráp cưới hỏi của người Việt

Nhà văn Thạch Lam cũng đã dành cho bánh cốm những lời ngọt ngào nhất: “…Bánh cốm chính là thứ bánh cưới, trao đi đổi lại trong những ngày mùa thu, để chứng nhận cho cái sung sướng của cặp vợ chồng mới, và cái vui mừng của họ hàng. Vuông vắn như quyển sách vàng, bọc lá chuối xanh, buộc lạt đỏ: cái dây lạt đỏ như sợi dây tơ hồng buộc chặt lấy những cái ái ân… Nhân đậu xanh giã nhuyễn, vương mấy sợi dừa, và đường thì ngọt đậm…”.

Đúng là chẳng phải tự nhiên người ta lại trân trọng thứ bánh dẻo thơm ấy đến vậy! Trong các tráp cưới hỏi, bánh cốm tượng trưng cho âm, bánh phu thê tượng trưng cho dương. Hai chiếc bánh này tạo thành cặp đem lại sự thịnh vượng, đầy đủ, ấm no cho đôi vợ chồng.

Chè và rượu

Bánh cốm - nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Chè và rượu cũng là một trong những lễ vật quan trọng cần có trong lễ cưới của người Việt. Chè và rượu được dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên, là lời xin phép cũng là lời mời để ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi bạn trẻ. Bên cạnh đó, một chút hương cay nồng của rượu và một chút vị thơm đắng của trà làm hương vị cuộc sống của đôi bạn trẻ thêm phong phú, tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân tươi mới, vui vẻ.

Heo quay

Bánh cốm - nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Heo quay là lễ vật tượng trưng cho sự dư dả, sự sung túc và tài lộc với mong muốn đôi vợ chồng trẻ sẽ có cuộc sống đủ đầy. Ngoài ra, hình ảnh heo quay còn như lời chúc đôi bạn trẻ sớm có em bé bụ bẫm, đáng yêu.

Tiền đen

Bánh cốm - nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Tiền đen là lễ vật thể hiện sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai, đồng thời cũng thể hiện sự cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái vì đã có công sinh thành và nuôi dưỡng con dâu hiền dịu. Tiền đen có thể được để chung với tráp trầu cau hoặc để riêng một tráp.

Bánh cốm Bảo Minh – lưu giữ nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Đã từ lâu, cái tên bánh cốm Bảo Minh được người dân Hà Thành nhắc đến khi muốn tìm một lễ vật mang hương vị của truyền thống. Và trong những tráp cưới hỏi của người Việt cũng không thể thiếu thức quà giản dị mà đặc biệt này.

Bánh cốm Bảo Minh thơm ngon, có độ kết dính dẻo dai, vị ngọt thanh của gạo nếp non quyện với hương thơm của đậu xanh, của dừa tươi khiến bất kỳ ai thưởng thức cũng không thể quên được dư vị ngọt ngào ấy.

Bánh cốm - nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Bánh cốm Bảo Minh – lễ vật thể hiện nét truyền thống trong đám cưới của người Việt

Bánh cốm Bảo Minh được sử dụng trong các lễ cưới hỏi tượng trưng cho sự vẹn toàn, no đủ của cô dâu chú rể trong dịp trọng đại của đời người và sự xuất hiện của bánh cốm Bảo Minh đã lưu giữ nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi của người Việt.

Để làm nên những chiếc bánh cốm ngon đúng vị truyền thống, những người nghệ nhân tại Bảo Minh đã gửi gắm hết tâm tư và tâm huyết của mình vào từng công đoạn. Từ khâu chọn bánh kỹ lưỡng đến việc sử dụng các công nghệ hiện đại để giữ bánh ngon lâu.

Bánh cốm là “Một thứ bánh ngon mà cũng không đắt, một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu…” và trong ngày vui trọng đại này, hương vị thơm ngon của bánh cốm Bảo Minh như chính hương vị ngọt ngào, giản dị và chân thật của tình yêu đôi lứa.