Đặc sản Đà Nẵng – Bánh khô mè

Đến với Đà Nẵng ta không thể không nhắc tới món đặc sản nổi tiếng – Bánh khô mè Cẩm Lệ. Những chiếc bánh giòn, xốp cùng vị ngọt thanh đó đã tạo nên một nét độc đáo cho ẩm thực Đà Nẵng nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung.

 

Bánh khô mè – Đặc sản Đà Nẵng

Bánh khô mè đã xuất hiện từ lâu và đã trở thành một trong những món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là bánh khô mè được sản xuất tại quận Cẩm Lệ.

Xem thêm: Bánh cốm Bảo Minh – Bánh cốm Hàng Than

Đối với những người Quảng Nam, Đà Nẵng thì bánh khô mè (vừng) là một thức quà  không thể thiếu ở mỗi gia đình, đặc biệt là vào những dịp lễ hội, Tết Nguyên đán hay hiếu hỷ.

 

banh-kho-me
Bánh khô mè – Đặc sản Đà Nẵng

 

Bánh khô mè được làm từ bột gạo, nếp, mè, gừng tươi giã nát, đường và bột quế để tạo mùi thơm. Gạo phải sử dụng loại gạo ngon, nếp hương, ngâm qua với nước khoảng một giờ đồng hồ cho gạo và nếp mềm. 

Sau đó vo gạo sạch, vớt ra để thật ráo rồi mới cho vào cối xay thành bột mịn. Đem tẩm bột với nước cho bột ướt và tạo độ ẩm, để khi đổ bột vào khuôn bánh sẽ có độ kết dính.

Công đoạn chế biến bánh khô mè

Để có thể làm được bánh khô mè thì cần phải trải qua nhiều công đoạn chế biến. Trước đây, bánh khô mè còn có tên gọi khác là bánh bảy lửa, vì trong khâu chế biến cần phải trải qua ngọn lửa 7 lần. Tuy nhiên, ngày nay công đoạn này đã được cải tiến và trở nên đơn giản hơn nhiều.

 

banh-kho-me
Bánh khô mè còn có tên gọi khác là bánh bảy lửa

 

Đầu tiên là hấp và nướng bánh: Đổ bột vào khuôn bánh đã tạo thành từng lát bánh mỏng. Khuôn bánh là khuôn đã được đóng sẵn, rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng 5 phút là bánh chín.

Bánh đã được hấp chín thì sẽ chuyển qua công đoạn nướng. Cái độc đáo, cái “hồn” của món bánh khô mè chính là ở khâu nướng này. 

Bánh sẽ được nướng qua hai lần lửa. Lần đầu, lửa than sẽ có độ nóng lớn và nướng trong khoảng 10 phút. Phải trở bánh thường xuyên để cho bánh khô đều hai mặt. 

Lần thứ hai, lửa than có độ nóng vừa phải và nướng trong vòng 10 đến 15 phút cho bánh có độ giòn xốp. 

Đây là công đoạn quan trọng, đòi hỏi người thợ cần phải căn đúng thời gian để trở bánh và chuyển bánh từ nhiệt độ lửa lớn sang nhiệt độ lửa vừa thì bánh khô mè khi ra thành phẩm mới khô đều, giòn xốp được. Nếu để nướng quá thời gian bánh sẽ cháy và cứng không được ngon.

Xem thêm: Khám phá hương vị kẹo Cu Đơ – Đặc sản Hà Tĩnh

Tiếp theo là tới công đoạn thắng (nấu) nước đường và rang mè: Bí quyết để có những chiếc bánh khô mè ngon sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật thắng nước đường của người chế biến. 

Đường thắng không tới, bánh sẽ không dính được mè. Còn nếu để già lửa quá thì bánh sẽ bị cứng, đắng, sẫm và không có tơ. 

Mè sử dụng làm bánh phải là mè trắng, hạt tròn mẩy. Mè cần rang vừa chín tới, dậy mùi thơm, nhưng vẫn giữ được màu trắng ngà và không được cháy.

Cuối cùng là công đoạn tẩm đường và tẩm mè cho bánh. Nước đường đã nấu sẽ được đặt trên bếp than ấm, lấy từng miếng bánh đã được sấy khô trước đó đem nhúng vào sao cho bánh thấm đều nước đường, rồi nhanh tay lăn qua mè rang để cho mè phủ đều chiếc bánh. 

 

banh-kho-me
Lăn bánh qua mè rang để cho mè phủ đều chiếc bánh

 

Công đoạn tẩm đường và tẩm mè này cũng đòi hỏi sự khéo léo và nhẹ nhàng sao cho để đường và mè hòa quyện lại với nhau tạo ra được những chiếc bánh khô mè thơm giòn. 

Một chiếc bánh khô mè đạt yêu cầu phải là chiếc bánh có độ giòn, xốp, vị ngọt thanh của đường, cùng sự bùi béo của mè và chút cay cay của gừng tươi và vị thơm nồng của quế Trà My. Đường bên trong dẻo quánh khi bẻ đôi chiếc bánh ra, sẽ thấy được những đường tơ vàng óng ánh do đường kéo ra mà thành.

Một điểm khá đặc biệt của bánh khô mè Cẩm Lệ chính là phần bánh chỉ giữ được hương vị nguyên sơ khi được làm bằng thủ công. 

Xem thêm: Bánh chả Bảo Minh – Hương vị truyền thống

Bánh khô mè – Món bánh phổ biến trên thị trường Việt

Ngày nay, một số công đoạn trong việc chế biến bánh khô mè như giã gạo đã được thay bằng cách xay, hấp bột bằng củi cũng đã được thay bằng ga. Nhưng với công đoạn như sấy bánh vẫn phải dùng hoàn toàn bằng than hoa (than củi), nếu thay bằng sấy điện, sấy bằng than đá hoặc các loại chất đốt khác bánh đều không đạt được hương vị như yêu cầu. Do đó, tại nhiều cơ sở làm bánh vẫn tuân theo quy trình làm bánh bằng thủ công.

Tuy nhiên, hiện nay một vài cơ sở sản xuất bánh khô mè ở quận Cẩm Lệ đã đầu tư máy móc, thay thế công đoạn nướng bánh trên lửa than bằng lửa điện để tiện lợi hơn.

 

banh-kho-me
Bánh khô mè – Món bánh phổ biến trên thị trường Việt

 

Bánh khô mè đã trở thành một trong những sản phẩm góp phần làm đa dạng cho nét ẩm thực dân gian đầy tinh tế mà sâu sắc của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng và hơn thế nữa những chiếc bánh nhỏ ấy còn giữ lửa cho một làng nghề mãi mãi lưu truyền. 

Xem thêm: Kẹo mè xửng – Đậm đà hương vị cố đô

Đến bây giờ bánh khô mè Cẩm Lệ đã nổi tiếng khắp nơi và đặc biệt còn được bày bán trên khắp các cửa hàng bánh kẹo trong thành phố Đà Nẵng cũng như trên cả nước. 

Bảo Minh – Gắn liền với hương vị truyền thống Việt

Ngay từ những ngày đầu ra mắt, Bảo Minh đã nổi tiếng với dòng sản phẩm bánh kẹo truyền thống như kẹo lạc, chè lam, bánh cốm, bánh khảo, bánh chả, bánh phu thê…  

Ngoài những thành công trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo truyền thống, Bảo Minh cũng luôn không ngừng đổi mới và phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng hiện đại. Thương hiệu đã cho ra mắt một số sản phẩm mới và sáng tạo hơn như bánh Gochiz, bánh bông nhài, bánh Misa…

Bảo Minh cũng luôn không ngừng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất. Bảo Minh đã đầu tư vào công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại để đảm bảo các sản phẩm của mình luôn đạt tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và an toàn thực phẩm khi đưa ra thị trường. Điều này giúp Bảo Minh xây dựng được lòng tin cũng như sự yêu thích của người tiêu dùng.