3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

>>> Trọn vẹn hương vị mùa xuân với các loại mứt tết truyền thống Bảo Minh

>>> Bánh chưng – Thứ bánh không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán

Cách trang trí ngày Tết

Việc sử dụng hoa trang trí dịp Tết là một trong những nét đặc trưng của cả 3 miền. Ngược từ Nam ra Bắc, ta có thể thấy với khí hậu nắng ấm, cành mai vàng chính là đặc trưng của Tết miền Nam và miền Trung. Những sắc hoa vàng tươi sáng chính là biểu trưng của tài lộc, thịnh vượng, năm cánh hoa mai tượng trưng cho 5 vị thần may mắn, đó là Phước, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Không những vậy, hoa mai còn là biểu trưng của sự trường thọ bởi nó có sức sống mãnh liệt, dù thân cây gân guốc trụi lá nhưng những bông hoa mai vẫn nở rực rỡ.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Hoa mai là loài hoa Tết đặc trưng của miền Nam và miền Trung

Nếu như hoa mai là đặc trưng của Tết miền Nam và miền Trung thì hoa đào lại là loài hoa được các gia đình ưa chuộng trang trí trong dịp Tết. Hoa đào là một loại hoa chỉ trồng được ở miền Bắc trong khí hậu lạnh. Nếu Tết ở miền Bắc mà thiếu bóng dáng hoa đào thì thiếu hẳn hương sắc của mùa xuân. Hoa đào với màu hồng tươi thắm mang lại không khí tươi vui của ngày Tết, mang lại may mắn, tài lộc và để xua đuổi tà ma.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Tết của miền Bắc không thể thiếu vắng những cành đào đỏ thắm

Bánh cổ truyền

Ở miền Nam, bánh tét chính là loại bánh đặc trưng vào dịp Tết. Bánh tét có hình trụ dài, được gói bằng lá dong xanh, bên trong có gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ và hành khô. Bánh tét có nhiều hương vị và màu sắc khác nhau. Không chỉ đơn thuần là gạo nếp mà mọi người còn trộn lẫn với đậu đen, lá dứa, lá cẩm… để chiếc bánh có màu sắc bắt mắt hơn đồng thời làm thêm các loại nhân khác như nhân chuối, nhân đậu xanh trứng muối… ăn cho lạ miệng.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Bánh tét thơm ngon và đẹp mắt

Bên cạnh thưởng thức bánh tét giống miền Nam, người miền Trung còn có bánh rò nổi tiếng trong dịp Tết. Thành phần chính của bánh rò là gạo nếp và đậu xanh và cũng được bao bọc bởi lá dong.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Bánh rò đặc sản Tết miền Trung

Với người miền Bắc, bánh chưng chính là loại bánh cổ truyền trong dịp Tết. Bởi vậy mà có câu:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất, là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời được lưu truyền trong sử sách. Bánh chưng được bày trên bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn với ông bà tổ tiên. Hình ảnh người người, nhà nhà mỗi dịp Tết đến xuân về cùng nhau gói bánh và ngồi canh nồi bánh chưng xanh trên bếp lửa hồng đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người miền Bắc nói riêng và của người Việt nói chung.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Thích nhất cảm giác được ngồi gói bánh chưng với bố mẹ rồi thức cùng mấy nhóc em canh nồi bánh

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả khiến cho ngày Tết có thêm nhiều màu sắc hơn và với mỗi vùng miền lại có một cách bày mâm ngũ quả khác nhau.

Ở miền Nam, người ta kiêng bày chuối trên mâm ngũ quả bởi nó sẽ khiến mọi người nghĩ đến sự làm ăn thất bát. Thay vào đó, trên mâm ngũ quả của các gia đình ở miền Nam thì thường có 1 cặp dưa hấu, mãng cầu, dừa tươi, đu đủ và xoài. Những quả này khi kết hợp với nhau thể hiện hy vọng của mỗi người trong năm mới, đó là “cầu vừa đủ xài”.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Mâm ngũ quả với ý nghĩa “cầu vừa đủ xài”

Mâm ngũ quả của người miền Trung thì không có những kiêng kị như người miền Nam. Họ quan trọng sự thành tâm của mỗi người nên có quả nào sẽ dùng quả ấy. Họ thường chọn những quả có màu sắc tươi sáng, ngọt thơm để mong một năm mới may mắn, thuận lợi.

Với người miền Bắc thì mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành, cho hạnh phúc viên mãn. Nải chuối xanh tượng trưng cho Mộc. Quả bưởi hay phật thủ có màu vàng tượng trưng cho Thổ. Những loại quả có màu đỏ như quýt, hồng là hỏa. Quả trắng như roi là hành Kim và quả đen như nho, mận là biểu trưng của Thủy.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Mâm ngũ quả đầy đủ của người miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết

Ẩm thực nước ta vốn rất phong phú và đa dạng. Bởi vậy, có lẽ rất nhiều người tò mò xem mâm cỗ ngày T
ết của 3 miền có gì đặc biệt.

Trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam thường sẽ thưởng thức đủ các vị như ngọt, mặn, chua, cay, đắng. Bởi vậy, ngoài 3 món cơ bản là bánh tét, nồi thịt kho tàu và bánh tráng, đặc biệt nhất là bánh tét lá cẩm tím thơm ngon và đẹp mắt thì còn có một số món ăn khác thường được sử dụng khác là khổ qua nhồi thịt, nem ăn kèm với dưa giá. Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị thì họ có thể nấu cháo.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Thịt kho tàu là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam

Đĩa bánh tét là một trong số những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung. Bên cạnh đó thì còn có các món khác như thịt gà, miến, giò, dưa muối… Một số tỉnh như Huế thì làm mâm cơm Tết khá cầu kỳ với đầy đủ sơn hào hải vị.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Món ăn cổ truyền Tết miền Trung

Mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc có lẽ là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Với thời tiết lạnh, một mâm cơm ngày Tết điển hình của người miền Bắc sẽ có bánh chưng, thịt gà, giò, thịt đông, canh măng, nem, dưa hành… được bày biện đầy đủ và đẹp mắt. Mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc thể hiện sự đủ đầy và ước mong về một năm mới thịnh vượng.

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Mâm cơm Tết cầu kỳ của người miền Bắc

Ngoài ra, mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc còn có món tráng miệng. Sau khi thưởng thức bữa cơm thì cả gia đình sẽ quây quần bên nhau, thưởng thức những tách trà thơm ngon cùng mứt sen, mứt bí, các loại bánh kẹo truyền thống như bánh cốm, bánh chả, chè lam…

3 miền Bắc Trung Nam ăn tết có gì khác biệt?

Bánh kẹo truyền thống cũng không thể thiếu trong dịp lễ Tết

Đó là những khác biệt trong tục ăn Tết của 3 miền Bắc – Trung – Nam. Chính sự khác biệt ấy đã làm cho bản sắc văn hóa của Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú hơn.