Bánh giầy – Nét ẩm thực truyền thống Việt

Ngoài bánh chưng thì bánh giầy cũng là một trong những món bánh truyền thống nổi tiếng của người Việt. Những chiếc bánh chưng, bánh giầy vuông vức tròn đầy không chỉ đơn thuần là một món ăn mà nó còn mang bên mình một nét đẹp truyền thống dân tộc, cùng với đó là những ý nghĩa sâu sắc đầy tinh tế về vũ trụ và nhân sinh trong tâm thức của người dân Việt.

 

Bánh giầy – Nét ẩm thực truyền thống Việt

Từ xa xưa, bánh chưng, bánh giầy luôn có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Đây là hai loại bánh tượng trưng cho “trời tròn – đất vuông” gắn với tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam.

 

Xem thêm: Bánh chưng biểu tượng văn hoá trong ngày Tết cổ truyền

 

Bánh giầy (hay còn được viết là bánh dày hay bánh dầy) là một loại bánh truyền thống của Việt Nam nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Bánh giầy sẽ thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có thêm nhân làm từ đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn tuỳ vào cách chế biến.

 

banh-giay
Bánh giầy (hay còn được viết là bánh dày hay bánh dầy)

 

Với bánh giầy, cách chọn nguyên liệu cũng tương tự như bánh chưng. Gạo để gói bánh giầy phải là gạo nếp, gạo vụ mùa có hạt to, tròn. Do được thu hoạch dịp gần tết nên gạo sẽ dẻo thơm hơn các vụ khác. Khâu đồ xôi, giã bánh giầy cũng cực kỳ quan trọng. Xôi sẽ được đồ kỹ, sau đó lấy ra và giã ngay khi còn nóng.

Người giã phải quen tay và có sức khỏe, thường sẽ do 2 thanh niên phụ trách, cần giã liên tục, đều tay chày cho tới khi thu được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Bánh giầy phải được giã kỹ và nhuyễn bánh thì sẽ để được lâu mà bánh vẫn dẻo, không bị “lại” bánh. Do bột nếp chín đặc biệt dính và quánh nên người ta thường dùng thêm mỡ lợn hoặc mỡ gà để xoa vào đầu chày hay xoa vào tay trong lúc nặn bánh.

Vào mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc ta hoặc vào ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, nhiều nơi sẽ làm bánh giầy để dâng lên mâm cỗ thờ cúng.

Đi cùng với bánh chưng, bánh giầy cũng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ, đất trời của người dân Việt thời xưa. Chiếc bánh với màu trắng, hình dáng tròn đầy, được coi là hình ảnh tượng trưng cho trời trong tín ngưỡng của cha ông ta.

 

Xem thêm: Bánh tét – Hương vị ngày Tết cổ truyền

 

banh giay net am thuc truyen thong viet banh giay3
Chiếc bánh giầy được coi là hình ảnh tượng trưng cho trời trong tín ngưỡng của cha ông ta

 

Sự tích: “Bánh chưng, bánh giầy” trong văn hoá Việt

Là người con Việt Nam, chắc hẳn không ai là không biết tới sự tích “Bánh chưng, bánh giầy”. Giữa hàng trăm các món sơn hào hải vị, vua Hùng lại chỉ đánh giá cao món bánh chưng, bánh giầy đầy giản dị, mộc mạc của chàng hoàng tử Lang Liêu, bởi: “Người làm ra hai thứ bánh này phải là người hiểu được nghĩa lý của đất trời, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả mà làm ra…”.

Cha ông ta đã thật tinh tế và sâu sắc khi chỉ với hai món bánh Chưng, bánh Giầy mà đã hàm chứa được cả triết lý về đất trời, vũ trụ, âm dương… Đồng thời còn nói lên được cả lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và về sự biết ơn, kính trọng với những người đã làm ra hạt gạo.

Người xưa kể lại, vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, khi về già vua muốn truyền ngôi lại cho người con nào vừa có đức vừa có tài. Vua có hai mươi người con trai, ai ai cũng đều giỏi giang nên vua không biết nên lựa chọn ai để nối nghiệp mình. Nhà vua nói với những người con trai của mình rằng, người được chọn không nhất thiết phải là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương thì sẽ được truyền ngôi vua cho.

 

banh-giay
Sự tích: “Bánh chưng, bánh giầy”

 

Các chàng hoàng tử đều đua nhau tìm kiếm những của ngon, vật lạ. Đây đều là những sản vật quý hiếm được tìm kiếm ở khắp nơi chỉ với mong muốn lấy lòng được nhà vua. 

Tuy nhiên, chỉ duy nhất có người con trai thứ 18 của đức vua là Lang Liêu, chàng buồn vì mình nghèo, không đủ tiền để tìm kiếm được những sản vật quý hiếm như các anh em trai của mình. Vì suy nghĩ nhiều quá mà chàng đã ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, một vị thần đã hiện lên và chỉ bảo với chàng cách làm lễ vật.

Tỉnh dậy, chàng mừng rỡ làm theo, lấy gạo nếp ngon, đậu xanh cùng thịt lợn làm thành hai thứ bánh. Một loại bánh với hình dạng tròn đầy tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông vức, tượng trưng cho đất. Chiếc bánh tròn được chàng đặt tên là bánh giầy, còn chiếc bánh hình vuông được đặt là bánh chưng. Khi lễ vật của Lang Liêu được dâng lên, nhà vua rất hài lòng với ý nghĩa của chúng nên ngài đã quyết định truyền lại ngôi vua cho chàng Lang Liêu. 

Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của người dân Việt không thể nào thiếu được hai món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ gia tiên.

 

Cách làm bánh giầy đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm bánh giầy (cho 6 chiếc)

 Bột nếp: 200g

 Bột gạo: 20g

 Sữa tươi không đường: 150ml

 Chả giò lụa (ăn kèm): 300g

 Lá chuối hoặc giấy nến

 Dầu ăn

Cách chế biến bánh giầy 

Trộn và nhồi bột
Cho 200g bột nếp, 20g bột gạo và 150ml sữa tươi không đường vào tô rồi trộn đều hỗn hợp.
Nhào bột cho đến khi thu được một khối dẻo mịn, không dính tay là được.

Tạo hình

Lá chuối đem rửa sạch (hoặc giấy nến) cắt thành hình vuông với chiều dài khoảng 1 ngón tay rồi phết một lớp dầu ăn mỏng lên trên bề mặt mặt lá chuối để sau khi hấp xong, bánh không bị dính vào lá chuối.

Chia hỗn hợp bột thành 12 phần đều nhau rồi vo thành từng viên hình tròn.

Tiếp theo, đặt viên bột lên và dùng lòng bàn tay ấn nhẹ để viên bột dẹt xuống với độ dày khoảng nửa đốt ngón tay. Khi hấp, bánh sẽ hơi dàn ra một chút nên bạn nên nặn miếng bột có độ dày dày hơn một chút.

Hấp bánh

Xếp đều bánh vào nồi xửng hấp. Nhớ chừa khoảng cách giữa các bánh để bánh không bị dính vào nhau sau khi hấp. Nên đậy khăn lên xửng hấp trước khi đậy nắp nồi để nước không bị rơi vào bánh.

Hấp trong khoảng 8 – 10 phút tới khi bánh chuyển sang màu trắng đục là được.

 

banh-giay
Xếp đều bánh vào nồi xửng hấp

 

Thành phẩm

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có ngay những chiếc bánh giầy tròn đều, đẹp mắt.

Bánh giầy sau khi hấp xong, bạn lấy ra và xoa thêm một chút dầu ăn lên trên mặt bánh rồi lấy một miếng lá chuối đậy lên trên để mặt bánh không bị khô.

Thành phẩm thu được những chiếc bánh giầy mềm dẻo và thơm mùi bột nếp cùng vị béo của sữa. Cắt một miếng giò lụa và kẹp giữa 2 miếng bánh giầy là đã có thể thưởng thức ngay rồi đó. Đây sẽ là một trong những món ăn sáng cực tiện lợi và ngon miệng cho gia đình! 

 

banh-giay
Những chiếc bánh giầy tròn đều, đẹp mắt ăn kèm với chả lụa

 

Thương hiệu Bảo Minh – Tinh hoa bánh kẹo truyền thống Việt

Bảo Minh không chỉ là một thương hiệu sản xuất bánh kẹo đơn thuần, mà còn là một trong những thương hiệu kết nối các thế hệ qua hương vị truyền thống Việt. Bằng sự sáng tạo và tinh thần tiên phong, Bảo Minh đã và đang mang đến những sản phẩm bánh kẹo truyền thống độc đáo, đa dạng và phù hợp với khẩu vị hiện đại cho tất cả những người tiêu dùng.

Nổi tiếng với những sản phẩm bánh mứt kẹo truyền thống như bánh chả, bánh cốm, bánh xu xê, bánh pía, chè lamTrong từng sản phẩm của Bảo Minh đều mang được kết tinh từ những nguồn nguyên liệu tươi ngon và làm từ công thức chuẩn truyền thống với hương vị tinh tế, đậm đà.

SĐT: 0936 445 616